Soạn văn Mẹ Tôi tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Soạn văn Mẹ Tôi tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Dưới đây là cách soạn văn Mẹ tôi tóm lược mà các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài và soạn bài đầy đủ hơn trước khi đến với bài học!

soạn văn Mẹ tôi tóm lược

Bố cục văn bản

Bố cục được chia làm 3 phần, bao gồm:

  • Phần 1: Từ đầu đến “vô cùng”: Lý do viết thư
  • Phần 2: Tiếp theo đến “yêu thương đó”: Hình ảnh của người mẹ hiện lên trong tâm trạng của người cha.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Thái độ của người cha khi con gây ra lỗi lầm.

Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

Trả lời:

Tuy bà mẹ không được xuất hiện một cách trực tiếp trong câu chuyện, nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật cùng những chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua đó, bức thư mà người bố gửi con đã hiện lên một hình ảnh người mẹ cao cả và lớn lao. 

Câu 2: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

Khi người bố phát hiện ra En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”, ông đã vô cùng buồn bã và tức giận. 

Thái độ đó được thể hiện một cách rõ nét qua lời lẽ mà ông viết thư cho con như: “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố”, “thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”, “bố không thể nén cơn tức giận đối với con”…

Câu 3: Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Những chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

  • “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
  • “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
  • “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”

Từ những chi tiết trên, người mẹ của En-ri-cô đã hiện lên với hình ảnh một người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng hi sinh mọi thứ của bản thân chỉ mong con bình an.

Câu 4: Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lý do mà em cho là đúng trong các lý do sau:

a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

b. Vì En-ri-cô sợ bố.

c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Ngoài những lý do trên, có còn lý do nào khác không?

Trả lời:

En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố vì: (a) bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô, (c) thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố và (d) những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.

Ngoài ra, En-ri-cô còn cảm thấy xấu hổ, có lỗi vì hành động không đúng của mình với mẹ.

Câu 5: Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với con mà viết thư?

Trả lời:

Việc viết thư thể hiện sự kín đáo, tế nhị, là hình thức chỉ nói riêng cho người mắc lỗi viết mà không khiến họ cảm thấy mất lòng tự trọng. Bên cạnh đó, việc người bố viết thư cho En-ri-cô cũng chính là cách người bố muốn con phải tự đọc thật kĩ, ngẫm nghĩ và tự rút ra bài học cho chính bản thân mình!

Đó là cách soạn văn Mẹ Tôi tóm lược dành cho học sinh lớp 7 mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài học khác tại Ngữ văn lớp 7. hoặc trong list bài soạn văn 7

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *