Soạn văn Em bé thông minh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Em bé thông minh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Em bé thông minh tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Em bé thông minh tóm lược

Bố cục văn bản

Văn bản gồm có ba phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “lỗi lạc”: vua tìm người giỏi giúp nước.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “láng giềng”: sự thông minh, mưu trí của em bé qua từng thử thách.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: em bé trở thành trạng nguyên.

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này? 

Trả lời:

Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích:

+ Dùng câu đố để thử thách nhân vật là một trong những chi tiết rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các câu chuyện cổ tích dân gian nói riêng và truyện cổ tích nói chung. 

Tác dụng của hình thức này:

+ Giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

+ Tạo tình huống cho truyện phát triển.

+ Tạo hứng thú và hồi hộp cho người nghe. 

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? 

Trả lời:

 Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan. 

+ Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đưa ra cho dân làng.

+ Lần 3: Đáp lại thử thách của vua. 

+ Lần 4: Đáp lại câu đố thử thách của sứ thần.

Thử thách sau khó hơn thử thách trước, vì:

+ Về người ra câu đố: người đầu tiên ra câu đố là viên quan, hai lần tiếp theo người đố là vua và cuối cùng là câu đố của sứ thần nước ngoài.

+ Về tính chất oái oăm của câu đố: Qua mỗi câu đố, độ khó lại được tăng lên. Từ đó, tài trí của em càng được nổi bật và thể hiện sự thông minh hơn người.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải quyết câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú chỗ nào? 

Trả lời:

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải quyết câu đố oái oăm:

+ Lần 1: đối lại viên quan. 

+ Lần 2: khiến vua tự nói ra điều phi lý trong câu đố của vua.

+ Lần 3: đố lại nhà vua.

+ Làn 4: giải đố bằng kinh nghiệm dân gian.

Những cách ấy lí thú ở chỗ:

+ Đẩy thế bí về người ra câu đố.

+ Khiến cho người ra câu đố tự nhận thấy sự phi lý từ câu đố của họ.

+ Khiến cho mọi người đều ngạc nhiên vì sự bất ngờ và giản dị của lời giải.

+ Những lời giải đố chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người. Từ đó, bộc lộ trí thông minh của nhân vật. 

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh 

Trả lời: 

Ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh:

+ Đề cao trí thông minh được đúc kết từ đời sống và vận dụng trong thực tế.

+ Mang ý nghĩa hài hước, mua vui bởi sự hồn nhiên, ngây thơ trong từng lời đối đáp.

Đó là cách soạn văn Em bé thông minh tóm lược mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *