Soạn văn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Tham khảo thêm kiến thức Tìm hiểu chung về văn tự sự tại đây!

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Phần I: Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

Câu 1: 

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất nhân từ, công tâm của người thầy thuốc:

+  Ông chữa bệnh cho người nguy hiểm trước, người có bệnh nhẹ chữa sau, không màng tới việc trả ơn. 

+ Là một người bản lĩnh, không sợ mất lòng ai, hết lòng cứu giúp người bệnh mà không phân biệt giàu nghèo.

b) Chủ đề của câu chuyện trên là ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, không vì tiền bạc mà quên đi đạo đức của người làm thầy thuốc.  

– Những chi tiết, câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề của bài văn là: 

+ Hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh

+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ”. 

– Những câu văn trên chỉ là một cách thể hiện chủ đề qua lời phát biểu. Ngoài ra, chủ đề của tự sự còn thể hiện qua việc làm.

c) Y đức của Tuệ Tĩnh là nhan đề thích hợp nhất bởi vì:

+ Y đức là đạo đức của nghề y, nó nói tới đạo đức nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh.

+ Trong khi đó, nhan đề thứ nhất chỉ nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn, còn nhan đề thứ hai lại nhấn mạnh tới khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh nên không phù hợp bằng. 

– Ngoài ra, còn có thể đặt một số nhan đề sau:

+ Một lòng vì người bệnh.

+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.

+ Người thầy thuốc chính nghĩa. 

+ Người thầy y đức. 

d) Mở bài, thân bài và kết bài của câu chuyện:

– Mở bài: giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh.

– Thân bài: Kể về tấm lòng y đức, hết lòng vì người bệnh mà không màng danh lợi của Tuệ Tĩnh qua việc ông chọn chữa trị cho cậu bé nhà nghèo có bệnh nặng hơn thay vì một người nhà quý tộc có bệnh nhẹ.

– Kết bài: Tuệ Tĩnh tiếp tục chữa cho nhà quý tộc sau khi chữa cho cậu bé.

Phần II: Luyện tập:

Câu 1: 

a) Chủ đề, biểu dương, chế giễu và sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề:

– Chủ đề: Tố cáo tên cạnh thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. 

– Biểu dương: sự thông minh, trung thực và thẳng thắn của người lao động.

– Chế giễu: thói tham lam, ích kỷ của bộ máy quan lại.

– Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề là: người nông dân xin được thưởng 50 giây và đề nghị chia đều phần thưởng đó.

b) Bố cục:

– Mở bài: câu 1.

– Thân bài: phần giữa.

– Kết bài: câu cuối bài.

c) Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở cấu tạo ba phần, bao gồm mở bài, thân bài và kết bài. 

– Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau về chủ đề ở:

+ Mở bài “Tuệ Tĩnh: nói rõ ngay chủ đề. Mở bài “Phần thưởng” chỉ giới thiệu tình huống. 

+ Truyện “Tuệ Tĩnh” bất ngờ ở đầu truyện còn truyện “Phần thưởng” bất ngờ ở cuối truyện.

+ Truyện “Tuệ Tĩnh” ca ngợi tấm lòng y đức của người thầy thuốc. Còn “Phần thưởng” phê phán sự tham lam của bọn quan lại, đồng thời ca ngợi sự trung thực và thông minh của người lao động.

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ:

+ Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc đầy bất ngờ.

+ Kết thúc ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng đã nói lên sự thông minh, tự tin và hóm hỉnh của người nông dân. 

Câu 2: Điểm khác giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự Tích Hồ Gươm: 

– Mở bài:

+ Mở bài của Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu lên tình huống 

+ Mở bài của Sự Tích Hồ Gươm: cũng nêu lên tình huống nhưng dẫn giải khá dài. 

– Kết bài:

+ Kết bài của Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu lên sự việc tiếp diễn sau đó. 

+ Kết bài của Sự Tích Hồ Gươm: lại nêu lên sự việc kết thúc như thế nào.

Lưu ý cần nhớ trong bài văn tự sự

– Có hai cách mở bài:

+ Cách 1: Giới thiệu chủ đề câu chuyện.

+ Cách 2: Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

– Có hai cách kết bài: 

+ Cách 1: Kể lại sự việc kết thúc của câu chuyện.

+ Cách 2: Kể sự việc tiếp tục sang chuyện khác như vẫn đang tiếp diễn.

Đó là cách soạn văn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *