Dàn ý bài viết số 1 lớp 11: Nghị luận xã hội

Dàn ý bài viết số 1 lớp 11: Nghị luận xã hội

Hãy cùng Vui học Online tham khảo Dàn ý bài viết số 1 lớp 11: Nghị luận xã hội ới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Dàn ý bài viết số 1 lớp 11

Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về câu chuyện Tấm Cám: Tấm Cám là câu chuyện cổ tích được lưu truyền cho đến hiện nay.

– Đi vào vấn đề nghị luận: Không chỉ là với mục đích giải trí đơn thuần, truyện cổ tích Tấm Cám còn đem lại một bài học sâu sắc về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

Thân bài

– Kể tóm tắt nội dung câu chuyện: Tấm Cám là câu chuyện kể về sự đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của Tấm. 

Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác là gì?

– Thiện là những điều tốt đẹp, thuộc về đạo đức, lẽ sống và truyền thống của dân tộc ta.

– Ác là cái đối nghịch với thiện, nó là sự xấu xa, đi ngược với luân thường đạo lý, gây đau khổ cho người khác để giành lợi cho bản thân.

– Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, hay cụ thể là cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu xa, đen tốt để hướng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp.

Trong Tấm Cám, cuộc đấu tranh ấy diễn ra như thế nào?

– Trong Tấm Cám, hai mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái xấu, kẻ ác:

+ Cám là một kẻ lười biếng, lại ích kỉ, thâm hiểm, cướp công của Cám để giành được tấm lụa đào.

+ Mẹ con Cám diệt trừ người bạn thân duy nhất của Tấm là con cá bống, khiến Tấm suy sụp và buồn bã.

+ Mẹ con Cám không muốn Tấm đi xem hội nên đã bắt Tấm nhặt ra riêng phần thóc trộn lẫn gạo.

+ Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác âm mưu giết hại Tấm để giành lấy ngôi vị hoàng hậu, chiếm đoạt vinh hoa phú quý, cướp đi sinh mạng và hạnh phúc của Tấm.

– Ngược lại, Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, người tốt trong câu chuyện.

+ Ban đầu, trước sự áp bức của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết khóc một mình mà không dám phản kháng.

+ Khi những hành động của hai mẹ con ấy ngày càng tàn độc, Tấm đã dần bất bình và có những hành động phản kháng, đấu tranh mãnh liệt để giành lại hạnh phúc vốn thuộc về mình. Điều này được thể hiện qua những lần hóa thân của cô.

+ Đặc biệt, Tấm đã dội nước sôi Cám, làm mắm và gửi về cho dì ghẻ ăn khiến bà ấy cũng kinh khiếp mà lăn ra chết.

=> Chi tiết cuối truyện này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, bởi vì nó khá mâu thuẫn với sự hiền lành bấy lâu của Tấm. Tuy nhiên, dù thế nào thì đây cũng là một cái kết hợp lí, cái thiện rốt cuộc cũng chiến thắng và trừng trị cái ác, và Tấm chính là nhân vật chức năng thực hiện việc tiêu diệt tận gốc cái ác.

Từ truyện tấm cám, rút ra cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay

– Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt xấu và tốt, nhưng chúng ta không thể coi nó là điều hiển nhiên, mà phải tìm cách đấu tranh để thanh trừng và loại bỏ cái ác để xã hội tốt đẹp và tràn ngập hạnh phúc, niềm tin tưởng giữa người với người.

– Không khó để tìm thấy những cuộc chiến tranh thiện – ác luôn xảy ra dù là oqr thời điểm nào, dù là thời xưa hay ngày nay!

– Ngày xưa, ông cha ta đã không ngại thân mình mà hi sinh nơi chiến trường vì bảo vệ tổ quốc, đó cũng chính là đấu tranh chống lại kẻ xấu – bọn xâm lược tàn bạo – để bảo vệ cái tốt – chính là lãnh thổ, là đất nước và những người dân lương thiện, vô tội.

– Hay cụ thể, Chu Văn An đã từng đấu tranh tới cùng vì lẽ phải, mong vua chém đầu 7 tên gian thần nhưng không thành nên đành từ quan về sống một đời thanh bạch.

– Ngày nay, rất nhiều những tấm gương chiến sĩ luôn không ngại thân mình, kể cả tính mạng để bảo vệ điều thiện, đánh tranh với cái ác.

– Có thể kể đến những hiệp sĩ đường phố đã hi sinh tính mạng vì ngăn chặn điều ác, dù họ đã hi sinh nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng những ai còn sống.

– Những người luôn đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp, vì sự công bằng và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn mà không ngại thân mình xứng đáng được tôn vinh, ca ngợi và trân trọng.

Ý nghĩa của sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu

– Nếu như cuộc sống chỉ tồn tại những điều tối tăm của cái xấu, con người sẽ dần mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào nhau và cuộc đời mỗi người sẽ rơi vào bi kịch trong một xã hội bất công, đen tối.

– Ngược lại, một cuộc sống với tràn đầy tình yêu thương, sự công bằng, ánh sáng của điều thiện sẽ đem lại cho con người những niềm tin sống tích cực và cơ hội phát triển trong một xã hội bình yên, tốt đẹp.

– Trong thực tế, nơi đâu cũng luôn tồn tại hay mặt tốt và xấu, vì thế phải luôn đấu tranh không ngừng để bảo vệ những điều tốt đẹp. Và cuộc đấu tranh này chắc chắn chính là một cuộc đấu tranh lâu dài.

– Có thể cái xấu luôn tồn tại, và đôi lúc nó chiếm ưu thế, chiến thắng và gây nên sự bất công trong xã hội. Nhưng chỉ cần có lòng tin và không ngừng đấu tranh, cái thiện rồi sẽ chiến thắng, và luôn luôn giành chiến thắng chung cuộc.  

Kết bài:

– Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: Chúng ta cần nhận thức sự quan trọng của đấu tranh với cái ác để vươn tới những điều thiện, như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn. (Riêng bạn, bạn sẽ làm gì).

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu tác giả, bài ký và tư tưởng của tác giả qua câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu nói của Thân Nhân Trung:

– Người hiền tài là người học rộng, tài cao, thông minh và sáng suốt. Bất kỳ quốc gia nào cũng cần coi đó là hạt nhân khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của xã hội.

– Từ xưa đến nay, người hiền tài luôn có sự ảnh hưởng lớn đến vấn đề thịnh suy của từng quốc gia. Những quốc gia mạnh yếu đều được phân biệt bởi việc trọng dụng người tài. Điển hình là ở Trung Hoa vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc đến thời Tam Quốc, việc trọng dụng nhân tài có quan hệ mật thiết với sự thịnh vượng.

– Ở nước ta ngày trước hay thời nay cũng vậy, thời đại nào trọng dụng người hiền tài thì thời đại ấy càng phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, thực tế trong lịch sử đã chứng minh khi người đứng đầu không coi trọng hiền tài, đất nước tất sẽ suy vong.

– Từ đó, khẳng định tính đúng đắn trong tư tưởng và ý kiến của Thân Nhân Trung.

Liên hệ thực tế

– Hiện nay, bởi vì thấu hiểu tầm quan trọng của việc trọng dụng hiền tài, nên nhà nước ta đã tạo điều kiện cao nhất để phát triển nhân tài: ghi danh, tôn vinh, các chính sách đãi ngộ… 

– Việc làm trên là minh chứng hùng hồn nhất khẳng định vai trò của người hiền tài đối với mỗi quốc gia.

– Không ít những tấm gương trong thực tế đã làm rạng danh nước nhà (kể ra một vài tấm gương) họ xứng đáng được ghi nhận.

– Tuy nhiên, cần phải lên tiếng phê phán những ai vì danh lợi riêng mà không coi trọng hiền tài: nhận tiền đút lót, hiện tượng con ông cháu cha…

Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung

– Trong bất kỳ thời đại nào, “hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia”. Vì thế, cần phải biết quý trọng và có những chính sách đãi ngộ tốt nhất cho họ. 

– Trong thời đại mới, người hiền tài không chỉ có vai trò quan trọng đối với vấn đề thịnh suy của đất nước, mà họ còn thể hiện vai trò ở cả những cấp độ nhỏ hơn: trong tập thể, cơ quan, công ty. Đơn vị nào có ý thức và biết trọng dụng người tài sẽ thúc đẩy sự hiệu quả và phát triển nhanh chóng trong công việc.

– Chính vì lẽ đó, nước ta luôn coi giáo dục là một quốc sách hàng đầu và không ngừng đem lại những chính sách ưu đãi để phát triển và giúp người hiền tài có cơ hội được cống hiến cho đất nước.

Nhiệm vụ của người hiền tài

– Người hiền tài được đất nước tạo điều kiện, cần phải biết quý trọng và cống hiến cho tổ quốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các bậc hiền tài nhận sự hỗ trợ của nhà nước: học bổng du học, trợ cấp… mà lại định cư và cống hiến cho những quốc gia phát triển. 

– Bên cạnh đó, nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp hơn để người hiền tài có những đãi ngộ xứng đáng và có động lực để góp công vào sự nghiệp phát triển của tổ quốc.

Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của câu nói và liên hệ bản thân.

Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu vấn đề: Học đi đôi với hành là lời dạy bảo của ông cha ta ngày xưa dành cho thế hệ tương lai của đất nước. Đây là một cách học khoa học và hiệu quả mà học sinh thời nay nên áp dụng.

Thân bài

Học là gì?

– Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn như thầy cô, bạn bè, trường lớp, sách vở…

– Học là sự tiếp nhận những điều hay ho hữu ích trong cả cuộc sống và xã hội/

– Không chỉ học từ kiến thức, bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần học những lễ nghi, điều hay lẽ phải, những nét đẹp ứng xử, văn hóa trong cuộc sống để trở thành một con người hoàn thiện.

– Học là nền tảng kiến thức để có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế và đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Hành là gì?

– Hành là thực hành, là việc áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống. 

– Hành là mục đích của việc học, để làm tốt một việc nào đó không thể không có những hiểu biết về nó. 

– Hành giúp chúng ta có khả năng nhớ lâu kiến thức và hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học.

Tại sao học phải đi đôi với hành

– Học là quá trình tích lũy kiến thức, nhưng nếu không hành sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề và dễ bị lãng phí thời gian, công sức dành cho việc học.

– Nếu chỉ hành mà bỏ qua việc học sẽ không đạt hiệu quả cao trong bất kỳ lĩnh vực nào, vì học là nền tảng cho việc thực hành, không học mà thực hành sẽ dễ gây nên hiện tượng làm việc không đúng trọng tâm.

– Học và hành là hai bước đi kèm với nhau, không thể tách rời. Thiếu một trong hai bước trên đều khiến chúng ta khó phát triển và ứng dụng vào một lĩnh vực nào đó.

Những lợi ích đến từ việc học đi đôi với hành

– Học đi đôi với hành giúp ta đạt được hiệu quả cao trong học tập.

– Việc kết hợp học với hành sẽ tạo sự hứng thú, thú vị và buổi học không còn bị nhàm chán.

– Đặc biệt, cách dạy học đi đôi với hành sẽ đào tạo nên một nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai đất nước.

Liên hệ thực tế 

– Một số tấm gương học tập tốt nhờ học đi đôi với hành hiện nay (hoặc minh chứng bằng một số nền giáo dục biết cách cân bằng giữa hai yếu tố trên).

– Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương đáng học hỏi trên, vẫn còn không ít hiện tượng học không đúng cách. Một số lối học sai lầm bao gồm:

– Học vì hình thức, học cho có mà không biết vận dụng vào thực tế.

– Học cầu danh lợi, học vì lợi ích, hám danh hão mà không tập trung vào phát triển bản thân.

– Học theo xu hướng: ví dụ vấn đề học đại học vì ai cũng đang học.

– Học vì ép buộc, một số trường hợp bị bố mẹ ép buộc học ngành không đúng với sở thích….

Liên hệ bản thân

– Khẳng định tính đúng đắn từ lời khuyên học đi đôi với hành của ông cha ta.

– Cách học của em hiện nay: không quá coi trọng việc học vẹt, cũng không bỏ qua việc thực hành…

– Việc vận dụng phương pháp học này đối với bản thân.

– Nêu một số ý kiến riêng để phát triển phương pháp này: tuyên truyền, chia sẻ đến các bạn trẻ, nền giáo dục thay đổi theo xu hướng mới….

Kết bài

– Ý nghĩa của cách học và cảm nghĩ của cá nhân em: học đi đôi với hành là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển bản thân của mỗi chúng ta. Vì thế, hãy biết cân bằng cả hai yếu tố này để học tập hiệu quả nhất!

Đó là một số Dàn ý bài viết số 1 lớp 11: Nghị luận xã hội  mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *